Năng lượng, vận tải và viễn thông Kinh_tế_Hoa_Kỳ

Hệ thống đường cao tốc liên bang trải dài 46.876 dặm (75.440 km).[244]Cảng Houston, một trong những cảng lớn nhất nước Mỹ.

Nền kinh tế Hoa Kỳ phụ thuộc mạnh mẽ vào hệ thống đường sá để vận chuyển người và hàng hoá. Phương tiện vận tải cá nhân chiếm là ô tô, hoạt động trên một mạng lưới 6,4 triệu km đường công cộng,[245] bao gồm một trong những hệ thống đường cao tốc dài nhất thế giới (91.700 km).[246] Với thị trường ô tô lớn thứ hai trên thế giới,[247] Hoa Kỳ có tỷ lệ người dân sở hữu ô tô lớn nhất thế giới, với 765 xe trên 1000 người dân.[248] Khoảng 40% các loại xe là xe tải, SUVs hoặc xe tải hạng nhẹ.[249]

Vận tải công cộng chiếm 9% tổng nhu cầu đi lại của người lao động Mỹ.[250][251] Vận tải đường sắt được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên chỉ chiếm một lượng tương đối nhỏ hàng khách (khoảng 31 triệu lượt một năm), sử dụng các tuyến đường sắt xuyên các thành phố, một phần vì mật độ dân số thấp phân bố khắp các vùng nội địa Mỹ.[252][253] Tuy nhiên, hệ thống Amtrak (tàu điện và xe bus) đã phát triển với tốc độ 37% từ năm 2000 đến 2010.[254] Cùng với đó, hệ thống tàu đường sắt hạng nhẹ (light rail development) cũng phát triển trong những năm gần đây.[255] Bang California hiện đang xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc (high-speed rail system) đầu tiên của Mỹ.

Ngành công nghiệp hàng không dân dụng (civil airline industry) đều thuộc sở hữu tư nhân và đã được điều chỉnh quy định từ năm 1978, trong khi hầu hết các hãng hàng không lớn thuộc sở hữu đại chúng (publicly owned).[256] Ba hãng hàng không lớn nhất thế giới theo lượt khách chuyên chở có trụ sở tại Mỹ; Hiện American Airlines là lớn nhất sau cuộc sáp nhập năm 2013 bởi US Airways.[257] Trong 30 sân bay nhộn nhịp nhất thế giới, 12 sân bay của Hoa Kỳ, bao gồm sân bay đông đúc nhất Hartsfield–Jackson Atlanta International Airport.[258]

Hoa Kỳ là quốc gia sử dụng nhiều năng lượng lớn thứ hai thế giới.[259] Hoa Kỳ đứng thứ 7 về năng lượng tiêu thụ bình quân đầu người sau Canada và một số quốc gia.[260][261] Phần lớn năng lượng đến từ nhiên liệu hoá thạch (fossil fuels): trong năm 2005, ước tính 40% năng lượng toàn quốc đến từ dầu mỏ, 23% từ than đá, và 23% từ khí gas tự nhiên. Năng lượng nguyên tử cung ứng 8,4% và năng lượng tái tạo cung ứng 6,8%, chủ yếu là từ các nhà máy thuỷ điện và điện tái tạo khác.[262]

Sự phụ thuộc của nền kinh tế Mỹ vào nhập khẩu dầu mỏ tăng từ 24% năm 1970 lên 65% năm 2005.[263] Vận tải là ngành tiêu thụ cao nhất, chiếm xấp xỉ 69% lượng dầu sử dụng tại Mỹ năm 2006,[264] và 55% lượng dầu sử dụng toàn cầu theo báo cáo của Hirsch.

Trong năm 2013, Hoa Kỳ đã nhập khẩu 2,8 tỷ thùng dầu thô, so với 3,3 tỷ thùng năm 2010.[265] Trong khi Mỹ là quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất, tờ Wall Street báo cáo năm 2011 quốc gia này sẽ trở thành nhà xuất khẩu ròng về dầu mỏ đầu tiên trong 62 năm. Tờ báo cũng nêu lên kỳ vọng điều này vẫn tiếp tục đến năm 2020.[266] Thực tế dầu mỏ đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của Hoa Kỳ trong năm 2011.[267]

Internet đã rất phát triển tại Mỹ và đây là quốc gia đặt những trung tâm mạng lớn nhất thế giới.[268]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_tế_Hoa_Kỳ http://www.aci.aero/News/Releases/Most-Recent/2014... http://www.abc.net.au/news/stories/2009/12/15/2771... http://europe.chinadaily.com.cn/epaper/2011-07/01/... http://www.amtrak.com/servlet/BlobServer?blobcol=u... http://www.barclayswealth.com/files/volume5.pdf http://www.bbc.com/news/business-36599316 http://www.boston.com:80/news/politics/2008/articl... http://www.briskfox.com/open/years/2009_q1/do_v_c4... http://www.businessinsider.com/balance-of-goods-us... http://www.capgemini.com/insights-and-resources/by...